Nếu như đã từng ngồi nhìn ngắm mặt biển, suy tư trên ghềnh đá, bạn sẽ thấy từng đợt, từng đợt sóng xô,.. chắc hẵn bạn sẽ không chú ý nhiều để nhận ra vẻ đẹp của sóng biển, do chúng thay đổi liên tục không ngừng mà bạn cũng đang bận cho đầu óc tha thẫn ở tận đâu đâu.

Tất nhiên là bề mặt biển thay đổi liên tục. Nhưng để nhìn ra, hay sắp xếp một bố cục đẹp của những con sóng tung bọt nhấp nhô để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật mới là vấn đề.

"Những bức tranh của tôi về những chìm đắm trong thực tại. Vì lý do đó mà đường chân trời hay bất kỳ một điểm tham chiếu nào không tồn tại, một sự chuyển dịch tách rời các tác phẩm của tôi từ sự truyền thống các bức tranh về biển, từ sông Hudson, Caspar David Friedrich, Turner. Giờ chúng ta không là người quan sát ở 1 khoảng cách xa, nhưng đó là tất cả"

"My paintings are about being immersed in this present. For that reason, the horizon and any other reference points are disappeared, a move that detaches my work from the tradition of marine paintings, from Caspar David Friedrich, Turner, the Hudson River. Now we are not a distant observer, but all in."

Chúng ta có thể nhìn thấy nước khi có sự tham gia của ánh sáng. Chỉ cần một giọt nước cũng có thể phản chiếu mọi thứ xung quanh nó. Nước là hiện thân của khái niệm vô tận và phức tạp lặp đi lặp lại từ một giọt đến những đại dương mêng mông. Ran Ortner nói rằng ông thể hiện bản chất nguyên thủy của đại dương với tính toàn vẹn bằng cách quan sát bản chất của nó, tập trung vào cấu trúc đồng bộ và dao động của sóng.

Nghệ sĩ người Mỹ Ran Ortner tạo ra những bức tranh ấn tượng về biển, ông thuộc về trường phái cực thực. Với chất liệu sơn dầu, ông tạo nên của những con sóng khổng lồ với từng chi tiết, tạo ra hiệu quả rất thực tế. Ông học nghệ thuật ở Canada và Anh. Những tác phẩm điêu khắc và tranh của ông đã được trưng bày tại Mỹ, ở châu Âu và trong năm 2008 đến 2009, tác phẩm của ông đã được trưng bày tại triển lãm du lịch “Falling Short Of Knowing” được khai trương tại New York và du lịch đến Singapore.

Bức tranh “Open Water No.24” của ông đã đoạt giải Nghệ thuật vào năm 2009. Sau đó, tác phẩm của ông đã thu hút sự chú ý lớn và một tác phẩm được chọn thậm chí đã được Liên Hợp Quốc chọn cho Ngày Nước Thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan