Nhân đọc bài viết "Giải mã ý nghĩa bộ tượng: Ba con khỉ" được chia sẻ trên mạng xã hội, mình tìm hiểu sâu thêm từ các bài viết tiếng Anh về chủ đề này, trong đó có trang http://www.thethreemonkeys.com của tác giả là Bruce Kittess là cụ thể và chi tiết nhất.
Ba con khỉ ...... Ba quan điểm ...... Ba câu châm ngôn
Tục Ngữ 1: Tục ngữ từ phương Đông, một quy tắt đạo đức cao quý để mọi người noi theo, tránh làm điều ác trong tất cả mọi điều. "Không nghe điều xấu, không nhìn điều xấu, không nói điều xấu." (Hear no evil, see no evil, speak no evil.)
Tục ngữ 2: Giáo sư Archer Taylor (1890-1973), một nhà nguyên cứu văn hóa dân gian , đã viết về một câu tục ngữ La Mã. Ông tìm về nguồn gốc rất sớm của nó đến một bài thuyết pháp ở Paris khoảng năm 1300 sau công nguyên và đến Gesta Romanorum, một bộ sưu tập về dân gian và truyền thuyết Latin vào cuối thế kỷ 14. "Audi, vide, tace, si vis vivere theo tốc độ." "Nghe, thấy, im lặng, nếu muốn sống yên bình" (Hear, see, be silent, if you want to live in peace)
Tục Ngữ 3: Một câu tục ngữ hình thành trong thế kỷ 21. "Hãy lắng nghe tất cả, nhìn thấy tất cả và nói ra cho tự do và quyền tự do, nếu bạn muốn sống trong hòa bình." (Hear all, see all and speak out for freedom and liberty, if you want to live in peace.)
Chúng đều là hình tượng 3 con khỉ, nhưng trái ngược với các con khỉ trên do quan điểm khác nhau
Tìm về nguồn gốc của hình tượng 3 con khỉ
Hãy xem xét những điều sau đây:
Con khỉ là động vật thứ 9 trong 12 con giáp trong Tử vi Trung Quốc có từ năm 2600 trước Công nguyên. Những con khỉ đã được tổ chức thiêng liêng và / hoặc được đánh giá cao trong nhiều thế kỷ: Loài Hanuman ở Ấn Độ, Rhesus Macaque ở Trung Quốc và Macaque Nhật Bản (Snow Monkey) ở Nhật Bản. Văn hoá dân gian đã tồn tại hàng thế kỷ trước Đạo giáo, Phật giáo hoặc Khổng giáo.
Ba trong số những nhà truyền giáo vĩ đại nhất thế giới đã sống và truyền đạo ở Châu Á trong cùng một thế kỷ.
- Phật tổ Thích Ca (Buddha 563-483 TCN) sinh ra ở Ấn Độ, đã truyền đạo trong bốn mươi năm. Phật giáo đã đến Trung Quốc vào thế kỷ 1 hoặc thế kỷ thứ 2 và đến Nhật Bản vào năm 538 sau Công nguyên. Vào năm 788, một tu sĩ người Nhật, Saicho (766-822 AD) đã thành lập giáo phái Tendai Buddhist sect ở Nhật.
- Khổng Tử (Confucius 551-479 TCN) vào khoảng năm 500 TCN đã viết cuốn Sách Rite của Trung Quốc hay Li Chi. "Li" có nghĩa là quy định về hành vi, tập quán và luật lệ, và "chi" có nghĩa là cuốn sách. Khổng Tử khuyên "đừng nhìn vào những gì trái với Li, không lắng nghe trái với Li, và đừng nói gì là trái với Li" (có thể đọc trong Analects of Confucius XII.1). Khổng Tử đã chỉnh sửa Sách Thơ (từ 1000 đến 400 trước CN) từ 3.000 bài thơ đến 300 bài thơ. Ông nói rằng 300 câu có thể được tóm tắt trong một cụm từ duy nhất, "Đừng nghĩ theo cách xấu xa"
- Lão Tử (Lao Tse 604-531 TCN) một nhà triết học Trung Quốc, thành lập Đạo giáo. Một tôn giáo truyền thống dân gian, được gọi là niềm tin hay thực hành Koshin, đã được các nhà sư Phật giáo Tendai giới thiệu đến Nhật Bản vào cuối thế kỷ 10. Tôn giáo Koshin đã lan rộng khắp Nhật Bản trong thế kỷ 10 và 11 và phát triển mạnh mẽ đến năm 1868. Cuối thời Muromachi 1338-1573, nó trở thành quen thuộc với hình tượng ba con khỉ xuất hiện trên các trụ đá ở Nhật Bản trong thời kỳ cực thịnh của giáo phái Koshin.
Chúng tôi là những nhà sưu tập quen thuộc với Đền chùa Toshogu Shrine, được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 ở Nikko, Nhật Bản. Trên các bức tường của đền có những bức chạm phù điêu, có tổng cộng 8 tấm được khắc bởi Hidari Jingoro (1594-1651), kết hợp quy tắc ứng xử của đạo Khổng từ câu chuyện về con khỉ mô tả cuộc đời của con người. Nổi tiếng nhất và được khách tham quan chụp ảnh nhiều nhất là tấm phù điêu thứ 2 có hình 3 con khỉ bịt tai, bịt miệng và che mắt.
Hình khắc ba con khỉ trên đá koshin có lẽ đã xuất hiện một trăm năm trước khi có các bảng chạm khắc của nghệ sĩ Jingoro. Do đó, Jingoro là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được biết đến trong việc thể hiện triết lý ba con khỉ lên các tác phẩm của mình.
Bức phù điêu 1: Các chú khỉ con lớn lên trong sự chăm sóc tình yêu thương của khỉ cha và khỉ mẹ. Khỉ cha mẹ nhìn về tương lai cho các khỉ con
Phù điêu 2: Các chú khỉ lớn lên trong hiền hòa "Không nghe điều xấu, không nói điều xấu và không nhìn điều xấu"
Phù điêu 3: Khi ở 1 mình, hãy nhìn xung quanh cẩn thận và định hướng một phương cách mà mình muốn thực hiện theo
Phù điêu 4: Người cao hơn sẽ tìm thấy nhiều thứ mình mong muốn hơn, và phải biết dừng lại khi nó trở nên vược quá nhu cầu của mình
Phù điêu 5: Hãy sống tử tế và quan tâm đến những người kém may mắn hơn ta
Phù điêu 6: Một người bạn luôn giúp cho ta có được cuộc sống vui vẻ, nhưng hãy luôn nhớ rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng thơm ngọt như mật ong
Caption
Phù điêu 7: Cuộc sống hỗn loạn vẫn có thể an toàn nếu trên con thuyền người đàn ông và đàn bà đồng lòng với nhau.
Phù điêu 8: Hãy chờ đợi tình mẫu tử từ khỉ mẹ, Một thế hệ mới ra đời thể hiện tình yêu của thượng đế, tình yêu cha mẹ, và tình yêu của các đứa con.
Gần cung điện ở Kyoto, thủ đô nước Nhật từ năm 794 đến năm 1868, có đền thờ Rozanji được xây dựng vào năm 938. Được di dời đến vị trí hiện tại năm 1573 và được trùng tu sau hỏa hoạn năm 1758. Bên trong lối vào có một bảng gỗ lớn nỗi bậc hình chạm 7 con khỉ. Người ta tin rằng 7 con khỉ và một cống vật cho Ganzan Daishi (aka Ryougen), một nhà hiền triết Phật giáo Tendai rất nỗi tiếng (912-985) và là tác giả của bài hát Sannou. Có thể 3 con khỉ nổi bậc trong bảng phù điêu ở Toshogu Shrine có nguồn gốc từ 8 thế kỷ trước đó.
Đến đây là hết bài dịch, mời bạn đọc xem tiếp bài tham khảo thú vị dưới đây (sưu tầm từ facebook)
(Bài tham khảo)
Ba con khỉ, một con che hai mắt, một con bịt hai tai và một con bịt miệng là hình tượng khá phổ biến nhưng về ý nghĩa của nó, không phải ai cũng hiểu cặn kẽ. Ở một số ngôi chùa ở Việt Nam, Ấn Độ và cả Nhật Bản hiện nay, tượng ba con khỉ vẫn được trưng bày trong sân chùa. Ba con khỉ này, một con che hai mắt, một con bịt hai tai và một con bịt miệng. Thoạt nhìn, có lẽ nhiều người sẽ ngay lập tức suy luận rằng, hình ảnh trên có nghĩa là “không thấy, không nghe và không nói”. Nói cách khác, bức tượng này muốn dạy con người rằng, trong cuộc sống, đừng quan tâm đến chuyện của người khác hay những gì đang xảy ra xung quanh. Tuy nhiên nếu hiểu theo cách này, sẽ là rất thiếu chính xác. Vậy, ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua bức tượng này là gì?
Ý nghĩa của bức tượng “bộ khỉ tam không”
Từ vài ngàn năm về trước, bức tượng này đã xuất hiện tại Ấn Độ. Lúc đầu, đó là bức tượng về vị thần Vajrakilaya. Đây là vị thần có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng. Bức tượng được khắc nhằm răn dạy mỗi người không được nói điều xấu, không nhìn điều xấu và không nghe điều xấu. Không rõ tư tưởng “ba không” nói trên theo các nhà tu hành Phật giáo vào Trung Quốc vào thời kì nào nhưng vào khoảng thế kỷ thứ 9, một thiền sư người Nhật Bản trong chuyến đi làm việc ở Trung Quốc đã mang theo về xứ sở phù tang tư tưởng này. Tại Nhật Bản, trong đền Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ có tượng ba con khỉ tên là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru, nghĩa là: không nghe điều xấu, không nhìn điều xấu và không nói điều xấu bằng gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro nổi tiếng từ thế kỉ 17. Vì từ “zaru” gần âm với “saru” có nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt miệng, bịt mắt, bịt tai với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu đạt triết lý này. Sâu xa hơn, người Nhật còn muốn thể hiện triết lý của riêng mình vào trong ba bức tượng, đó là: “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”.
Khi tâm ở trạng thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện. Trong xã hội hiện nay bức tượng ba con khỉ càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Bản chất của con người vốn là sự tò mò và trên thực tế, không ít người dành quá nhiều thời gian để nghe, nhìn, soi mói tất cả mọi chuyện, dù không liên quan đến mình và sau đó nói lại cho người khác, nói những điều không nên nói.
Đây là một tật xấu, làm cho cái tâm trở nên “động”. Và với những người mắc tật xấu này, hình tượng “bộ khỉ tam không” là một bài học có giá trị to lớn. ST
Nguồn: http://www.thethreemonkeys.com