Món quà buổi sáng từ cộng đồng hoạ sĩ trên facebook (hoạ sĩ Nguyễn Thanh Bình)
Nhân có bạn hỏi về tranh, rồi tình cờ thấy Do Lenh Hung Tu đăng lên tác phẩm này : "Lại điểm 2.!" ... bèn nhớ lại cái status đã lâu :
[caption id="" align="alignleft" width="434"] "Lại bị điểm 2" - hoạ sĩ Fyodor Reshetnhikov, 1952[/caption]
Ngày xưa, thầy Tô Dự nói cho mình nghe về tác phẩm này (họa sĩ Fyodor Reshetnhikov sáng tác năm 1952.)
Hai tam giác (chính / phụ) đối xứng nhau, với cô chị đứng giữa làm điểm cân bằng :
- Tam giác lớn (chính) : Cậu bé với con chó.
- Tam giác nhỏ (phụ) : Bà mẹ và đứa em
- Ba chị em tạo thành các đỉnh (hay cạnh) một "tam giác ẩn" với đường lượn của con chó và bà mẹ ... làm bố cục của tác phẩm trở nên kinh điển.
Một bố cục chặt là bố cục không thể thêm bớt, thay đổi, hay nói cách khác là được tối ưu một cách thuận mắt.!
Đó là lý thuyết cơ bản của bố cục trong hội họa.
Một nhà sư phạm Gruzia nói về tác phẩm này :
" Bức tranh này được vẽ, không dành cho trẻ em, Nó được vẽ cho người lớn. Để họ thấy rằng không nên tiếp đón một đứa trẻ như thế, mà phải như con chó, đón cậu chủ nhỏ với tất cả niềm vui, nó không quan tâm cậu về nhà với điểm 2 hay điểm 5, cậu ấy chỉ là người bạn thân thiết của nó.
Điểm số cũng chỉ là điểm số. Liệu rồi đứa bé điểm 2 của bạn có làm thay đổi thê giới.? Đứa bé điểm 5 của bạn có thành một nghị sĩ, một bộ trưởng hay một bác sĩ giỏi.? Không phải ở bảng điểm mà ở cách đối xử của chúng ta với đứa trẻ quyết định..."
(Shalva Amonashvili)
Như vậy, một tác phẩm hay, đẹp, phải đạt được hai yếu tố :
- Kỹ thuật.
- Ý tưởng.
Kỹ thuật hoàn hảo, không bắt bẻ được và ý tưởng thuyết phục, lôi cuốn.!